๑۩۞۩๑ Trường THPT Nghi lộc 1 ๑۩۞۩๑
Chào mừng mọi người đến thăm forum THPT nghi lộc 1.
Trường THPT Nghi Lộc 1-50 năm xây dựng và phát triển Welcome_icon_lg_transparent
๑۩۞۩๑ Trường THPT Nghi lộc 1 ๑۩۞۩๑
Chào mừng mọi người đến thăm forum THPT nghi lộc 1.
Trường THPT Nghi Lộc 1-50 năm xây dựng và phát triển Welcome_icon_lg_transparent

Đừng nghĩ rằng bạn đang cô đơn bởi vì có ai đó đang sẵn sàng giơ tay cho bạn nắm. Hãy cùng chia sẻ để vơi đi nỗi buồn và tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong cuộc sống này bạn nhé!



Chào mừng các bạn đã ghé thăm forum THPT Nghi Lộc 1

Nam
:
Tuổi Tuổi :
30
:
Số bài viết Số bài viết :
146
:
Vicoi Vicoi :
336
:
Cảm ơn Cảm ơn :
3
:
Sinh nhật Sinh nhật :
01/08/1993
:

Tham gia Tham gia :
08/06/2011
:
Đến từ Đến từ :
Nghi Liên-TP.Vinh-Nghệ An
:
Châm ngôn sống :
không
:
Admin
Admin

Admin
Admin
  • Admin

Nam
Tuổi Tuổi : 30
Số bài viết Số bài viết : 146
Vicoi Vicoi : 336
Cảm ơn Cảm ơn : 3
Sinh nhật Sinh nhật : 01/08/1993

Tham gia Tham gia : 08/06/2011
Đến từ Đến từ : Nghi Liên-TP.Vinh-Nghệ An
Châm ngôn sống : không
Trường THPT Nghi Lộc 1
50 năm xây dựng và phát triển
Trường THPT Nghi Lộc I tiền thân là trường cấp 3 Nghi Lộc ra đời năm 1961, là trường cấp 3 đầu tiên của huyện Nghi Lộc đồng thời là một trong chín trường cấp 3 đầu tiên của tỉnh Nghệ An. Thầy Võ Tính, thầy Nguyễn Văn Duyên, thầy Nguyễn Văn Duy, thầy Nguyễn Quang linh, thầy Lê Anh Tề, thầy Tôn Gia Các, thầy Nguyễn Văn Đậu, thầy Trịnh Duy Chữ, thầy Lê Văn Khang, thầy Tạ Luân, cô Nguyễn Thị Lan, cô Nguyễn Thị Hà là những người có mặt trong những ngày đầu tiên của trường. Năm 1963 có thêm thầy Nguyễn Trọng Bình, thầy Hoàng Nghĩa Lịch, thầy Nguyễn Huy Tý, thầy Nguyễn Duy Hân, thầy Hoàng Đình Chân. Hai năm đầu trường phải mượn cơ sở vật chất của trường khác để hoạt động, đến năm 1963 trường mới có đủ cơ sở vật chất tối thiểu để khóa học 1963-1966 được học cả 3 năm tại trường. Dù trong muôn vàn khó khăn của một trường học trong những ngày đầu thành lập, nhưng khát vọng đào tạo lớp người mới cho quê hương có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn cháy bỏng trong mỗi cán bộ giáo viên nhà trường. Chất lượng giáo giáo dục được khẳng định ngay từ những khóa học đầu tiên, hàng năm có trên 93% học sinh đậu tốt nghiệp, nhiều học sinh được cử đi học tập ở nước ngoài .
Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã vững bước đi lên dưới sự lãnh đạo quản lý của tập thể lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ. Bí thư chi bộ đầu tiên là thầy Nguyễn Văn Duyên (1961-1965) tiếp đến là thầy Nguyễn Huy Tý (1965-1970), thầy Hoàng Khắc Tiệp (1970-1974), thầy Nguyễn Văn Lý (1974-1976), thầy Nguyễn Xuân Nguyên (1976-1981), thầy Nguyễn Đức Du (1981-1984), thầy Nguyễn Trọng Bình ( 1984-1990), thầy Nguyễn Huy Hiền (1990-2006), tiếp theo là thầy Phạm Đức Hùng (2006) , thầy Hoàng Văn Thái (2006 đến nay). Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Võ Tính (1961-1966), thầy Nguyễn Trọng Bình (1966-1990), thầy Hoàng Tập (1990-1994), thầy Nguyễn Huy Hiền (1994-2006), thầy Phạm Đức Hùng (2006), thầy Hoàng Văn Thái (2006 đến nay). Trong 50 năm xây dựng và phát triển của trường , có đến 24 năm thầy Nguyễn Trọng Bình làm hiệu trưởng, đó là thời kỳ khó khăn gian khổ nhất. Trường THPT Nghi Lộc I có được lịch sử truyền thống rất đáng tự hào hôm nay, phần rất lớn có công lao của thầy. Các thế hệ CBVC và học sinh luôn giành cho thầy những tình cảm đặc biệt mà không mấy ai có được. Hình ảnh người thầy tôn kính, bình dị, thông minh, đôi mắt sáng ngời, giọng nói vang vọng trong mỗi buổi chào cờ, quan tâm đến mọi người, nhớ tên nhớ hoàn cảnh gia đình đến từng học sinh....luôn hiển hiện trong tâm khảm của các thế hệ CBVC và học sinh nhà trường.
Trong những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ, Nghi Lộc có ga tàu, kho tàng bến cảng, có nhiều huyết mạch giao thông quan trọng nên là trọng điểm đánh phá ác liệt của kẻ thù. Trường đã phải hơn 10 lần đi sơ tán qua các xã Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Phong, Nghi Trường, Nghi Long, Nghi Diên (huyện Nghi Lộc), Hưng Trung (huyện Hưng Nguyên), thầy trò cùng phụ huynh dẫn dắt nhau, gồng gánh mang vác đi bộ hơn 100 km sơ tán lên huyện miền núi Nghĩa đàn, vào rừng chặt tre chặt nứa dựng trường dựng lớp. Lớp học tranh tre vách đất, rải mỗi lớp một nơi đề phòng Mỹ ném bom bắn phá, đào hào đắp lũy quanh lớp học để tránh thương vong. Năm 1972 trường bị ném bom cháy trụi toàn bộ cơ sở vật chất của trường, các bậc phụ huynh cùng học sinh lại gánh tranh tre, góp công góp sức để dựng lại lớp, xây lại trường . Chiến tranh ác liệt, trường phải sơ tán đi nhiều nơi, đất nước đang muôn vàn khó khăn, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, dép cao su trò có trò không. Nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, tiếng giảng bài vẫn không ngừng được vang lên, cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường vẫn luôn bền bỉ phấn đấu và vượt lên tất cả, giành kết quả cao trong phong trào thi đua “Hai tốt”. Trường C3 Nghi Lộc vẫn luôn là “Lá cờ đầu trí dục” ngành giáo dục Nghệ An.
Không chỉ lo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Dạy-Học, nhà trường còn quan tâm giáo dục lòng yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của quê hương Nghi Lộc anh hùng, thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” , biết bao thế hệ thầy, trò của trường đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho công cuộc bảo vệ thống nhất đất nước. Hàng ngàn thầy và trò của trường, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc đã xếp bút nghiên tình nguyện lên đường ra trận, hàng trăm người đã không trở về, hy sinh tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của Tổ Quốc, hạnh phúc của nhân dân. Có những người được phong anh hùng như : Liệt sỹ AHLLVT Võ Đại Huệ (Nghi xá), đại tá AHLLVT Nguyễn Đình Kiên (khóa 63-66), đại tá AHLLVT Phạm Thành Ngưỡng (khóa 64-67), đại tá AHLĐ Nguyễn Đăng Giáp (khóa 69-72). Hàng trăm người là dũng sỹ, tiêu biểu như đại tá nhà báo Đặng Thọ Truật (khóa 66-69) hai lần dũng sỹ, trung tá Nguyễn Văn Nam (khóa 64-67) đang được đề nghị phong tặng AHLLVT.... Có người được phong tướng như: Trung tướng Phạm Hồng Minh (khóa 61-63), thiếu tướng Trần Nguyên Thêm (khóa 63-66), thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn (khóa 70-73), thiếu tướng Trương Như Vương (khóa 70-73), thiếu tướng Phạm Quang Xuân (khóa 71-74), thiếu tướng Võ Văn Việt (khóa 72-75). Nhiều người là thương binh khi rời quân ngũ trở về tiếp tục học tập, tiếp tục cống hiến cho quê hương đất nước, tiêu biểu như anh Võ Minh (khóa 68-71 Nghi Thịnh) thương binh nặng trở về tiếp tục học đại học và là một trong những người Việt Nam đầu tiên chế tạo cần cẩu trên tàu biển. Anh đã viết cuốn hồi ký "Có một thời như thế" ghi lại ký ức của một thời máu lửa. Cuốn hồi ký đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, được nhiều độc giả yêu mến và đã được đưa vào tủ sách tiếp lửa truyền thống – mãi mãi tuổi hai mươi. Nhà văn Chu Lai đã nhận xét " Đó là những con chữ được viết bằng máu, đó thực sự là một bài ca về người lính mà đọc nó, mỗi người chúng ta không thể không ngoảnh nhìn lại những tháng ngày đã qua để tự hoàn thiện mình, để biết mình đang ở đâu và mình đang được thừa hưởng cái gì. Bởi cái giá phải trả cho ngày hôm qua là không thể lường được". Cuốn hồi ký đã được tái bản lần thứ 6 và dịch ra nhiều thứ tiếng ở nước ngoài...
Từ năm 1975 đến 1986, với truyền thống hiếu học, tinh thần vượt khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thử thách để phát triển. Nhà trường đã tích cực sửa chữa, cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất sau chiến tranh, đổi mới nhiều hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả, từng bước khẳng định vị trí nhà trường. Từ tranh tre, nứa lá với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà trường đã xây dựng được 36 phòng học cấp 4, một nhà thí nghiệm thực hành, khu hành chính, khu tập thể giáo viên, tăng quy mô từ 36 lớp năm học 1974 – 1975 đến 51 lớp năm học 1978-1979. Đây là thời kỳ thầy và trò đã cùng nhau đốt vôi, nung gạch xây trường, đào ao nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai khắc phục khó khăn để tiếp tục thi đua “Hai tốt”. Tổ chức thí điểm cho tỉnh về tự tuyển sinh vào lớp 10 và sau này được phổ biến trên toàn quốc; tự coi tự chấm của thi tốt nghiệp phổ thông với tinh thần “Hai không” từ đó. Các lớp “chọn” bắt dầu được hình thành để tăng cường nâng cao chất lượng mũi nhọn, kết quả thi đậu vào đại học cao đẳng ngày càng nhiều hơn.

Từ năm 1986 đến nay, qua nhiều bước thăng trầm nhưng trường luôn đoàn kết, năng động sáng tạo và không ngừng phát triển, từng bước quy hoạch xây dựng kiên cố trường lớp, củng cố vị thế của trường Tiên tiến, tiên tiến xuất sắc. Nhiều chủ trương biện pháp đã được thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy-học như triển khai mạnh mẽ phong trào đổi mới PPDH đặc biệt là ứng dụng CNTT trong giảng dạy, chỉ đạo dạy học theo tinh thần “dạy học phân hoá theo chuẩn kiến thức kỹ năng“. Chỉ đạo một cách quyết liệt với một quyết tâm cao các hoạt động dạy và học. Kết quả hàng năm tính từ khi thực hiện cuộc vận động “Hai không” đã tăng nhanh, kết quả thi tốt nghiệp năm học 2010-2011 đạt 99.2% , trong đó có 2 loại giỏi , 50 em loại khá, điểm TB tốt nghiệp đạt 40.6điểm .Kết quả thi đại học hằng năm liên tục là một trong những trường có số học sinh thi đậu ĐH, CĐ cao, năm học 2008-2009 có 413 lượt em đạt điểm sàn đại học, có 4 em đạt tổng điểm 27.5 trở lên, 125 em đạt từ 18 điểm trở lên ; năm học 2009-2010 có 43 em đạt trên 20 điểm , 95 em đạt trên 18 điểm , 120 em đạt trên 17 điểm, năm học 2010-2011 trường tiếp tục là một trong những trường có kết quả thi đại học cao của tỉnh Nghệ An, dẫn đầu các trường khu vực Nghi Lộc và Cửa Lò (theo thống kê của cục CNTT). Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2010-2011 trường đạt 1 giải nhất, 3 giải nhì, 11 giải 3 và 10 giải khuyến khích, đạt tỷ lệ 86,2%.

Nhà trường luôn quan tâm đẩy mạnh giáo dục toàn diện, đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, an toàn giao thông. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề, giáo dục Quốc phòng-An ninh, phòng chống ma tuý, và các tệ nạn xã hội, phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục, phát huy vai trò của các tổ chức như Đoàn thanh niên, cựu chiến binh, đại diện cha mẹ học sinh trong quản lý giáo dục học sinh. Nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp liên tục được tổ chức như : CLB Học mà vui vui mà học, CLB “khám phá biển vàng tri thức”, CLB “Di cư an toàn” , CLB “nói tiếng Anh”, CLB “Em yêu lịch sử” , tổ chức tốt Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12 , chương trình “Chào xuân” đầu năm mới hàng năm, Tổ chức cho học sinh chăm sóc di tích lịch sử Nghĩa trang liệt sỹ huyện, tham quan các di tích lịch sử văn hóa ở Nghệ An và Hà Tĩnh, Hội thi thời trang và môi trường, thi hát dân ca , các giải thể dục thể thao, trò chơi dân gian , các chương trình kỷ niệm ngày lễ lớn .
Công tác xây dựng đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn : Tổ chức nghiêm túc có chất lượng học tập các chuyên đề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các hội thảo chuyên đề ; triển khai thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua . Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được học tập nâng cao trình độ .Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Triển khai tập huấn nhiều chuyên đề bồi dưỡng giáo viên. Đẩy mạnh phong trào thao giảng dự giờ , thanh kiểm tra nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Gửi giáo viên đào tạo thêm về tiếng Anh để triển khai giảng dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh trong những năm tới. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học thạc sỹ , hiện nay nhà trường đã có 27 thạc sỹ và 5 giáo viên đang học thạc sỹ, hàng năm có trên 25 giáo viên được công nhận GVDG cấp trường .
Một trong những niềm tự hào lớn nhất của trường THPT Nghi Lộc I là các thế hệ học sinh của trường , sau khi rời ghế nhà trường đã nỗ lực phấn đấu trưởng thành, họ là những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà Nước, quân đội, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, huyện, các đoàn thể, các nhà khoa học lớn, những cán bộ quản lý tài năng, những doanh nhân năng động, giàu tình nghĩa... Đó chính là phần "Nguyên khí quốc gia" mà trường Nghi lộc I của chúng ta đã đóng góp cho Đất nước. Những học sinh này đã đem lại vinh quang cho nhà trường, góp phần tạo nên truyền thống vẻ vang của một mái trường suốt nửa thế kỷ qua. Được nghe các cuộc trả lời trực tuyến trên truyền hình của nguyên Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp hay đọc các dòng tin ca ngợi Bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ trên các phương tiện thông tin đại chúng sau hội thảo về xăng dầu, không một người con Nghi Lộc I nào không thấy sung sướng và tự hào. Các thế hệ học sinh của trường dù ở đâu, trên cương vị nào đều là những con người tốt, đều là những công dân hữu ích cho xã hội, đều có những đóng góp cho quê hương Đất nước, làm rạng danh tên tuổi của trường THPT Nghi Lộc I.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Nghi Lộc I đã có nhiều đóng góp lớn lao cho quê hương đất nước . Trường đã được Đảng Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng ba năm 1996, Huân chương Lao động hạng nhì năm 2001, Huân chương Lao động hạng nhất năm 2011. Đạt chuẩn quốc gia năm 2005. Những thành tích mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua được bắt nguồn từ việc quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, gắn liền với sự quan tâm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cá nhân hảo tâm, các thế hệ học sinh của nhà trường, sự tham gia tích cực của các lực lượng xã hội cùng với sự chăm lo giúp đỡ tận tình của nhân dân, cha mẹ học sinh, nhất là sự cống hiến đầy tâm huyết tận tụy của các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên, với quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ.
Phát huy truyền thống quê hương Nghi Lộc anh hùng và hiếu học, truyền thống nhà trường nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường THPT Nghi Lộc I tiếp tục vững bước đi lên. Không ngừng đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp tục giữ vững danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc, khẳng định vị thế trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xứng đáng với lòng tin, sự mong đợi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, các thế hệ thầy cô giáo và học sinh nhà trường.



Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

  • • Không spam. Xem rõ nội quy chung Tại Đây
  • • Thể hiện văn hóa bằng cách bấm Like với các bài viết bạn thích.
Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất